Gao Kim Sang

Xuất khẩu gạo lội ngược dòng

Nhiều dấu hiệu cho thấy, gạo xuất khẩu đang tăng mạnh sau 10 tháng giảm. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 theo tính toán ban đầu ước đạt 885.000 tấn, với trị giá đưa về đã đạt 372 triệu USD. Trong khi đó lùi thời điểm này một năm trước, số gạo xuất khẩu chỉ đạt khoảng 440.000 tấn.

Gạo xuất khẩu năm 2015 có khả năng đạt 6,8 triệu tấn.

Mức xuất khẩu đột biến, có lẽ nhờ vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp cũng khẩn trương hoàn thành các hợp đồng đã ký kết, bao gồm cả hợp đồng thương mại lẫn hợp đồng tập trung. Cả doanh nghiệp và thương lái đẩy mạnh thu mua, bán, khiến thị trường có phần sôi động hơn. Trong tháng 11, doanh nghiệp thực hiện hợp đồng bán 450.000 tấn cho Philippines và 1 triệu tấn cho Indonesia đã giành từ tháng 10. Thời gian giao hàng của 2 hợp đồng này được tính từ tháng 10 -2015 đến tháng 3-2016.
Trong khi đó tại An Giang – địa phương xuất khẩu gạo chủ lực cũng có diễn biến thị trường thuận lợi, bà Nguyễn Minh Kiều – Phó giám đốc Sở Công thương cho biết, sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh sẽ đạt và vượt kế hoạch cả năm 2015 nhờ các đơn hàng đang thực hiện và nguồn cung sản phẩm dồi dào từ thu hoạch vụ lúa Thu Đông 2015.  Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2015 của địa phương  đạt 750,3 triệu đô la Mỹ, so cùng kỳ đạt trên 88,3%, so kế hoạch năm 2015 đạt trên 71,4%.


Cũng theo thống kê của Trung tâm Thông tin dự báo, Bộ Công thương, tính trong 11 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 6,24 triệu tấn với trị giá 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Dự kiến, cả khối lượng gạo xuất khẩu cả năm 2015 của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn.
Điểm dễ nhận thấy trong xuất khẩu gạo của Việt Nam là các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia hay Trung Quốc… có tín hiệu phục hồi rõ nét. Và điều đáng chú ý thị trường Trung Quốc hiện chiếm tới 36% thị phần xuất khẩu gạo nước ta.


Cũng trong thời gian qua các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là Malaysia (2,24%), vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,7% thị phần. Thị trường Gana đứng vị trí thứ 4 với mức tăng trên 9%. Tiếp theo là thị trường Bờ Biển Ngà (tăng 39%) và Indonesia (tăng 3,65%).


Liên quan ý kiến cho rằng, xuất khẩu nông sản nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết: Trung Quốc là thị trường lớn, rất nhiều nước muốn đẩy mạnh quan hệ buôn bán với Trung Quốc, trong khi Việt Nam có lợi thế là nước láng giềng, có thị hiếu tương tự, nên cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, cả về tiểu ngạch lẫn chính ngạch. Bộ NN&PTNT đang tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc.
Cũng theo nhìn nhận của các chuyên gia, trong những tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng cũng như xuất khẩu nông sản nói chung sẽ  đều xoay quanh câu chuyện giá cả và lượng xuất khẩu. Các đối thủ xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang ở thế cố thủ. Lượng gạo tồn kho của các nước như Thái Lan đều cao hơn so với mọi năm. Trong khi đó IMF dự báo giá gạo bình quân năm 2016 giảm 13% so với năm 2015. Dự báo của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy khuynh hướng giá gạo giảm 2-3% trong những năm tiếp theo.


Nhưng câu hỏi lớn nhất cho ngành gạo, là xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn luôn ấn tượng ở con số nhưng tăng chưa có sự gia tăng giá trị xuất khẩu cộng thêm tương ứng. Giá gạo xuất khẩu, nếu không muốn nói luôn nằm ở vùng thấp. Hàng năm vẫn có một lượng lớn nông dân bỏ ruộng.


Nhiều khảo sát cho thấy, quy mô diện tích đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay chỉ khoảng 0,5-0,7 ha/hộ, trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi hộ thuần lúa phải có ít nhất 2 ha đất trở lên thì thu nhập từ sản xuất lúa gạo mới vượt qua ngưỡng đói nghèo. Do đất đai quá nhỏ lẻ, người dân yêu ruộng không có động lực để đầu tư sản xuất và áp dụng công nghệ một cách bài bản. Thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 30% tổng thu nhập của hộ gia đình nông dân, phần lớn họ phải kiếm thêm thu nhập từ lĩnh vực khác. Bài toán thu mua tạm trữ lúa gạo để đảm bảo cho người trồng lúa được thu lời tối thiểu 30% từ giá bán đã được đưa ra nhiều năm nhưng vẫn bí lời giải. Xuất khẩu gạo vẫn chỉ trông chờ vào các hợp đồng tập trung nếu như năm nào thua thầu thì năm đó ế gạo.Gánh nặng đang đổ dồn lên cả doanh nghiệp xuất khẩu và cả người nông dân…

Lanny Rice – gạo Việt đạt chuẩn châu Âu
Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Kim Sáng vừa ra mắt dòng gạo mới lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam mang thương hiệu “Lanny Rice” tại Hà Nội. Đây là sản phẩm gạo độc quyền thương hiệu xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu. Công ty Kim Sáng cũng đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác xuất khẩu gạo với Tổng công ty Thương mại Hà Nội.


Gạo Lanny Rice được sản xuất từ dòng giống độc quyền của chính Công ty Kim Sáng nghiên cứu và gieo trồng sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại Long An với một quy trình theo dõi kiểm nghiệm nghiêm ngặt, đảm bảo 61 tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm đề ra và không có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng có hại cho sức khỏe.    

G.B.

Bài viết khác

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top